ký tên, lộng kiễng treo ngay tường giữa nhà, ai vào cũng nhìn thấy. Như người xưa treo hoành phi câu đối. Anh khoe hai đứa con trai của anh sắp sửa đi làm công nhân viên, chân bảo vệ gì đó. Riêng tôi ngạc nhiên về anh, vì tôi biết anh là người đóng bè vượt biển vào Nam sau đợi di cư 1954. Sau đó anh là người viết nhiều bài báo chống Cộng kịch liệt. Tôi không biết gia đình anh vẻ vang nỗi gì, ở cái khổ nào. Thây kệ họ?
Cô bé ngồi xem tôi bơm mực, thử bút, chăm chú nhìn chữ ký của tôi. Mắt hơi nhíu lại, bất ngờ hỏi tôi:
- Thưa chú, nếu cháu không lầm, cháu đã thấy chữ ký này trên một cuốn tiểu thuyết ký tặng ba cháu.
Tôi ngẩng nhìn cô bé:
- Ba cháu là ai, tên gì?
- Ba cháu là thiếu tá Phùng Đại Hải, bây giờ đã đi học tập cải tạo rồi.
Tôi nhìn sững cô bé:
- A, thiếu tá Hải, chú có quen.
- Chính chú ký tên tặng sách ba cháu?
Tôi gật đầu thú nhận:
- Chính chú !
- Trời ơi, chú là nhà văn... bạn của ba cháu.
- Đúng thế, đừng nhắc lại nữa, thời gian đổi thay rồi. Cám ơn cháu còn nhắc đến chú. Cháu cũng từng là độc giả của chú, bây giờ gặp được chú, ai dè chú lại làm nghề này... Tôi không muốn cô bé thương thân phận tôi. Vì chính thân phận cô bé cũng đáng thương. Bố bé đi học tập cải tạo mẹ bé bán hàng rong, anh chị của bé chạy chợ trời. Bé sửa soạn bỏ học, thành phần gia đình Ngụy rất khó sống. Người ta truy tìm lý lịch đến ba đời! Bé cười nói thế. Tôi an ủi cô bé, muốn bé vui, đừng quá sớm chán đời:
- Tất cả đều vậy thôi, chú phải làm công việc này vì "sứ mạng ".
- Chú nói gì?
Máu bố láo hình như lúc nào cũng có sẵn trong người tôi, ít khi tôi nghiêm chỉnh được. Tôi bịa ngay ra được một câu chuyện để chống chế cho cái nghề mình đang làm:
- Chú làm nghề này vì phải đền mạng cho hàng bao nhiêu ngàn cây bút do chú đã tàn sát chúng cả chục năm trời nay. Đây là lệnh của Diêm Vương.
Cô bé cười giòn:
- Chú xạo ?
- ừ thì xạo giấc mơ hoặc cơn ác mộng nào chẳng xạo. Một đêm chú ngủ gặp một cơn ác mộng rồi sau đó chú quyết định phải làm nghề này.
- Chú kể cho cháu nghe với.
- Xong ngay.
ậ
Tủ sách của tôi bị xô đổ, cơ man là sách vở. Trong số đó có những tác phẩm của tôi viết hai chục năm qua, những cuốn sách quí hiếm của các bậc tiền bối, bậc thầy, đàn anh cổ kim mà tôi đã mất công sưu tầm cả đời. Những chồng sách quí giá ấy bị đám thanh niên nam nữ đeo băng đỏ, độ tuổi choai choai khiêng từ nhà tôi ra, chất đống tưới xăng thiêu hủy. Khói lên cuồn cuộn ngút từng mây, vướng mắc cả vào cây thánh giá mỏng manh trên nóc tháp chuông nhà thờ Tân Định. Trong khu phố có nhiều đám cháy thiêu hủy sách vở báo chí bị kết tội là đồi trụy phản động. Tôi nhìn sách vở của mình bị thiêu đốt mà nhợt nhạt cả người. Tôi nhai theo những tàn tro bốc lên cao, những mảnh giấy cháy thành than như vẫn còn linh hồn, còn vương vấn trong lưỡi lửa bạo tàn. Tôi thấy những trang sách cháy đen bay nhập nhoạng như những bóng dơi trong hoàng hôn. Tôi nhìn lũ trẻ tay đeo băng đỏ hang trưng cho quyền lực vừa vỗ tay vừa ca hát những bài ca mới học thuộc. Chúng nhẩy múa quanh lửa hồng, vô tư và vô tội, vì chúng không biết mình đang làm gì. Chúng biết gì đâu mà cãi cọ với chúng, chúng giống như một đoàn âm binh bị phù thủy ếm bùa, phù phép sai khiến. Tôi bước đi trong thống khổ, trong bóng dơi ma tro tàn khói bay và từ đó ném tôi vào cơn ác mộng. Tôi bị xô ngã xuống vực sâu. Hình như có đám khói đen nào đó đỡ lấy tôi, êm như đệm bông, đưa tôi xuống tận đáy vực, không đau, không xây xát. Nhưng ở nơi đó tối đen, lạnh lẽo. Tôi đang ở đâu? Tôi ngơ ngác trong bóng tối mung lung. Mất tôi còn tốt mà như mù tịt. Hay là tôi bị chôn sống? Không, tôi vẫn còn thở được mà, và còn có thể kêu được, nếu tôi dám kêu.
Nhưng sao tôi hãi sợ nơi thâm u này quá.
Tiếng rì rào xa rồi gần, tới sát bên tôi. Hai mắt không nhìn thấy, nhưng tai lại nghe rõ hơn. Các hồn ma rên rỉ, khóc lóc than thân trách phận cùng oán hờn ai đó. Sao lại là tôi? Có lời than nhắc tên tôi, lời lẽ xúc phạm, nhục mạ hạ cấp. Chỉ ma quỉ mới nhìn rõ được trong bóng tối, tôi còn là người nên tôi không thấy gì. Lửa bùng sáng làm tôi giật mình, lóa cả mắt. Tôi định thần, đúng ỉa cảnh âm ti địa ngục. Tấm màn đỏ kéo lên, như sân khấu tuồng hát bội nơi đình miếu. Trên một án thư rộng, một vị coi dáng đường bệ hách dịch, mặt đen như nhọ chảo, mắt trắng dã, tròng trắng nhiều hơn tròng đen, râu dài thậm thượt bạc trắng như cước coi quái gở làm sao, đầu đội mão hoàng đế, mình bận áo bào thêu đỏ tía, thay vì thêu rồng phượng lại thêu toàn hình xương đầu lâu có hai gióng bắt chéo như cờ cướp biển. Hai bên án thư hai tên quỉ dữ cầm đinh ba, bồ cào. Đứa đầu trâu, đứa mặt ngựa. Sau lưng ngài, một thị tì xõa tóc, mặt dơi tai chuột, cầm quạt lông lợn lòi đứng hầu. Xung quanh tôi, đứng chật cả hang động không biết cơ man nào là các dạng bút hư hỏng. Cả những máy chữ bể càng gầy gọng. Quỉ sứ mặt thú cầm vũ khí ngăn đám đông, tôi đứng giữa hang, trước mặt là một vạc dầu nấu sôi sùng sục cùng đủ thứ cưa xẻ, kìm kẹp, kéo xiên, móc ngoéo. Tất cả dụng cụ đều được nung đỏ, bốc khói. Chỉ có loài quỉ mới xử dụng được. Tôi sợ hãi, hoang mang.
Vị tai to mặt lớn yên vị, vỗ án thư đến rầm một cái ra uy. Tiếng vỗ làm rung chuyển cả hang động, kinh hồn bạt vía thằng tôi nhỏ bé. Tiếng ngài vang như tiếng sấm rền: - Tên Nguyễn Văn Tèo kia, trước đây trên dương gian ngươi làm nghề văn sĩ phải không?
Tôi run sợ, lắp bắp thưa:
- Dạ thưa, chính phải.
Tôi bị quỉ sứ mặt chim bồ nông có cái bìu cổ thật to đạp một cái vào nhượng chân, ngã thành thế quì gục.
- Hỗn, quì xuống tâu bày!
Vị tai to mặt lớn đưa bàn tay ngón chuối mắn lên vuốt râu, cười ha hả:
- Cho ngươi biết ta chính là Diêm Vương tầng địa ngục thứ mười tám, hôm nay được lệnh Ngọc Hoàng thượng đế xét xử tội ác ngươi đã gây ra trên dương gian. Nguyên cáo là hằng vạn cây bút để viết lách kiện ngươi phải được đem ra xét xử, vì trong đời ngươi đã tàn sát chúng quá nhiều, một tội ác thô bạo không thể tha thứ, làm ngơ được... Bị cáo chính là ngươi.
Tôi vỡ nhẽ hoảng hồn. Nguyên cáo quá đông mà bị cáo chỉ có mình tôi. Bản cáo trạng ngắn gọn buộc tội tôi nặng nề.
Diêm Vương hỏi tôi:
- Trên dương gian, nhà ngươi hành nghề viết văn làm báo được bao nhiêu năm? - Thưa ngài Diêm Vương, con không nhớ chính xác được ngày tháng hành nghề. Nhưng tính tới nay cũng cỡ hai chục năm trời.
- Ngươi dùng gì để hành nghề ấy?
- Thưa ngài, tôi dùng đầu óc tôi và bút, mực, giấy, máy chữ. - Đầu óc ngươi không cần nói đến, vì đó là rác rưởi Ta muốn nói đến những cây bút kia.
- Thưa vâng, phải có giấy bút mới diễn đạt được đầu óc tư tưởng mình.
Nhà ngươi coi những cây bút là thứ gì?
- Thưa là những dụng cụ để diễn đạt tư tưởng.
Diêm Vương nổi giận, tóc tai dựng đứng, mặt đỏ như cục than hồng, hai mắt như hai đèn pha:
- Láo, loài người nhà ngươi ngu dốt lại còn giở giọng khinh thị. Ngươi dám nói bút mực không có linh hồn sao? Chúng không phải dụng cụ vô tri. Nhờ có chúng, mi mới diễn tả được tư tưởng của mi, dù rằng thứ tư tưởng cỏ rác thấp hèn, chuyện đó loài người các ngươi xử lý với nhau, và ngươi đã được xử lý rồi. Ngày hôm nay ngươi là bị cáo, ngươi bị đòi từ dương gian xuống tòa án Diêm Vương mười tám tầng địa ngục để trả lời tội ác ngươi đã gây ra trên trần thế. Nếu đúng ngươi có tội, pháp luật Diêm Vương sẽ xử phạt ngươi. Ngươi được phép bào chữa, được phép ăn năn tội lỗi để hưởng lượng khoan hồng của địa ngục do ta là Diêm Vương đang thống trị. Luật pháp là ta và ta là luật pháp hiểu không. Ngươi có biện hộ viên, không lo luật pháp chốn địa ngục này không công bằng, không quang minh chính đại. Biện hộ viên, tức thầy kiện, luật sư bào chữa cho ngươi là quỉ chim Chèo Bẻo. Chốn âm ti địa ngục ngày nay đã tiến bộ lắm roi. Quyền quỉ quyền người đều được bảo vệ, tôn trọng. Nghe ta hỏi này, trong đời xử dụng bút của ngươi, ngươi đã tàn sát bao nhiêu cây bút, máy chữ?
Tôi run lập cập: - Thưa ngài chánh án Diêm Vương, tôi làm hư hỏng bút cũng nhiều, nếu chúng không gây trở ngại khi nguồn văn tôi đang lênh láng, bút Bic, hàng ngoại nhập mực chảy tốt, tôi xài đến hết mực mới liệng đi.
- Khá, ngươi đã thành thật khai báo và nhận tội, vừa tàn sát bút vừa khai thác bóc lột sức lao động của bút đến cạn kiệt rồi liệng đi.
- Thưa đúng vậy, con thưa với Diêm Vương, con không nhớ là bao nhiêu cây bút đã hư hỏng hết mực trong tay con, vì thời gian hành nghề của con quá dài... Tòa Diêm Vương nhắc lại cho bị cáo rõ, tàn sát chứ không phải hư hỏng. Những cây bút cô linh hồn của nó, không còn là vật vô tri, chúng đã kéo nhau đến đây kiện ngươi, hàng hàng lớp lớp. Coi kìa, xung quanh ngươi, tất cả đều là nạn nhân của ngươi. Phen này chắc chết, sao mà chúng đông đến vậy Bút Bic, bút máy Parker, máy chữ Remington, cả bút lông, bút chấm mực. Tất cả họ hàng nội ngoại loài bút đều khập khiễng, thân tàn ma dại, sứt càng gây gọng. Chúng nhao nhao đòi mạng, đòi tôi phải trả nợ máu. Diêm vương và quỉ sứ phải vãn hồi trật tự rồi mới cho những tên đại diện ra tâu bầy buộc tội.
Chàng máy chữ Remington khập khiễng ra trước tòa:
- Thưa ngài chánh án Diêm Vương, chính tên này một lần đã liệng con từ trên lầu ba ở tòa soạn báo xuống đường vì hắn bực tức. Hắn vô cùng tàn nhẫn, thế là con du địa phủ. Linh hồn con đến nay vẫn chưa siêu thoát
Mụ nạ dòng bút Bic bước ra:
- Thưa ngài chánh án Diêm Vương, bậc đàn anh khả ái máy chữ Remington nói rất đúng, tên văn sĩ này rất độc ác, cộc cằn, nó xử dụng chúng con vô cùng tàn nhẫn. Nó viết nhiều và viết rất lâu, bất kể giờ hành chánh theo qui định, bất kể đêm ngày. Con, chị em con mệt hụt hơi. Chưa kịp chảy mực là nó đâm ngay ngòi xuống bàn, hết mực nó đập bút luôn. Giận dữ nó cũng bẻ đôi thân thể con ra ngay. Ngài thấy con mảnh dẻ, liễu yếu đào tơ chịu gì nổi tên cầm bút thô bạo vũ phu như vậy.
Người đẹp Parker ỏn ẻn bước ra:
- Chính nó, có kẻ đến nói với nó chịu uốn cong ngòi bút một chút nó sẽ sung sướng cái thân, lại có tiền bạc. Nó không chịu nghe lời người ta còn dùng ngay con đâm vào mặt người ta đến đổ máu. Thân con bị tiêu diệt ngay tức thì.
ả hức lên khóc thảm thiết, đòi tôi phải đền mạng, trả nợ máu. Tôi nghe buộc tội mà muốn tự sát chết luôn, toát mồ hôi hột, mặc dầu ở chốn âm ti vô cùng lạnh lẽo. Tôi không ngờ mình gây tội ác với tộc họ nhà bút kinh khủng đến vậy. Bây giờ chúng đòi mạng tôi, hối không kịp, tôi chỉ chết một lần, làm cách nào tôi đền mạng nổi cả chục ngàn cây bút. Phần buộc tội đã xong. Biện hộ viên mặt quỉ Chèo Bẻo nhẩy ra bào chữa cho tôi ác liệt không kém:
- Thưa ngài chánh án Diêm Vương, thưa quí tòa. Tôi là biện hộ viên của tên nhà văn thối tha bị lôi cổ ra tòa do đơn tố cáo của nhân dân loài bút. Qua lời buộc tội gắt gao của nhân dân thì tên nhà văn này đã gây ra không biết bao nhiêu tội ác, nước giải của Thiên Hà ngoài vũ trụ cũng không thể rửa sạch. Một triệu lần chết hắn cũng không đền nổi tội ác của một đời lầm lỡ. Người biện hộ viên chân chính như tôi phải bênh vực bào chữa cho hắn cũng lấy làm xấu hổ và nhục nhã Nhưng vì lòng quỉ đạo, tôi cũng tình nguyện đứng ra bênh vực và bào chữa cho hắn. Tội ác đã rõ ràng, không thể chối cãi được. Nay thân chủ tôi đã cúi đầu chân tội. Vậy xin Diêm Vương mà chính Người là luật pháp mở lượng đèn trời soi xét tìm giúp cho thân chủ tôi một hình phạt xứng hợp với tội ác mà hắn đã phạm phải để chứng tỏ tính ưu việt của luật pháp tại tầng địa ngục thứ mười tám này trong cõi âm ti.
Tòa ngưng để nghị án. Tôi khát khô cổ nên được phép giải khát bằng một lít nước đái ngựa. Tôi không thể tả nổi mùi vị ra đây được. Quỉ mặt thú hỏi:
- Có đói không ta cho bị can ăn?
Tôi thất kinh trả lời không còn đói khát gì nữa.
Sau mấy khắc nghị án, Diêm vương tuyên án, giọng ngài oai nghi vang như sấm:
- Xét rằng bị cáo, tên văn sĩ Nguyễn Văn Tèo là người ở dương gian đã gây nhiều tội ác nghiêm trọng. Xét rằng bên nguyên là những hồn bút kiện đòi mạng và có lời buộc tội chính đáng. Xét rằng qua lời bào chữa của biện hộ viên xin xỏ cho bị cáo là cao thượng, có tình có lý, có tính quỉ đạo Toà án tối cao chốn âm ti, tầng địa ngục thứ mười tám ra quyết định số I/ĐN 18: Đối với bị cáo Nguyễn Văn Tèo, mọi hình phạt nơi chốn âm ti này như cắt cổ, mổ họng, lóc thịt, lột da, nấu trong vạc dầu đều không xứng với tội ác mà hắn đã phạm phải. Nên sau khi nghiêm túc luận tội, tòa nhất trí xử phạt lưu đầy ngay hắn lên trần thế cho lao động cải tạo để đền tội ác. Hắn sẽ phải hành nghề bơm sửa bút bi. Các hồn bút sẽ được tái sinh trong những cây bút hư hỏng do tên Tèo sửa chữa.
Bản án được thi hành ngay.
ậ Tôi choàng tỉnh cơn ác mộng và thấy mình là gã sửa bút bi ngồi dựa tường. Bấy giờ quanh tôi là các em học sinh há miệng ngồi nghe. Rồi đưa bút hỏng cho tôi bơm mực, sửa chữa, trả tiền sòng phẳng hậu hĩnh. Tôi vơi dần tội ác.
Nhưng sau đó tôi lại hoảng sợ ngay, tôi thú thật với các em:
- Ta nói láo đấy, ta có máu láu cá, đừng tin lời ta nói, hãy xem việc ta làm.
Một hôm không xa ngày tôi phía chuyện nói cho vui với các em nhỏ, những người mang băng đỏ tới tuyên phán:
- Riêng anh, chỉ có anh thôi, lên đường đi nơi khác. Anh không được phép ngồi đây để bôi bác chế độ. Anh nhớ tai mắt nhân dân ở đâu cũng có. Lời nói nghiêm trọng của người cách mạng choai choai khiến tôi phải tuân thủ liền.
Tôi khiêng đồ đi nơi khác.
Hồn bút ám quẻ tôi mãi tới ngày hôm nay. Tôi giống như một kẻ bị quỉ ám, cứ lẩn thẩn mãi với mấy cây bút, tôi vẫn chưa trả hết nợ máu với chúng. Mà tôi thì không thể quịt nợ chúng. Tôi cặm cụi với cây bút trên tay và nâng mu nó. Cái còng! Nói đến từ ấy tôi thất kinh. Mạng số không ra quái gì, bởi vậy nhiều lần trong đời tôi đút tay vào còng. Thời Ngô Đình Diệm làm tổng thống, tôi bị tống giam vào khám Chí Hòa. Hai tay bị còng, cái còng Tây để lại, bằng đồng, vặn vít chứ không khóa. Tất cả "quái khuếch " đều chịu thua khi bị mang loại còng này.
Thời Nguyễn Văn Thiệu là nguyên thủ quốc gia, tôi cũng bị ném vào Chí Hoà vì tội chống đối lăng nhăng gì đó. Bị khóa tay. Nhưng cái còng năm xưa vắng bóng đâu rồi. Một loại còng mới có răng cưa, dây xích ngắn, khóa chắc chắn do Mỹ quốc viện trợ. Tôi nhìn thấy cả thùng còng chưa dùng tới có dán nhãn hiệu hai bàn tay nắm lấy nhau, tỏ rõ lòng thân thiện, ném ở góc phòng can nhơn khám Chí Hòa.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, tôi quờ quạng lại bị tóm và bị còng. Nhìn lại cái còng, tôi thấy nó đã cũ kỹ, đúng là cái còng tàn dư của Mỹ Ngụy bỏ lại. Tôi bị khóa tay giải đi khám Chí Hòa. Tôi vô phúc nên bị khóa bằng cái còng xét rỉ. Khóa hóc, càng cựa quậy lưỡi răng cưa ở cái còng tối tân càng thít chặt, đến độ hai tay tôi sưng lên, đỏ lựng. Người cán bộ công an lôi tôi đi phá chiếc còng bằng búa và đục sắt. Hai cổ tay đau điếng mà không dám kêu. Tôi còn bị chửi lên đầu:
- Tổ cha thằng phản động, mày làm tao tiêu mất một cái còng rồi.
Khi vào xà lim, tôi bị cùm bằng sắt. Tới trại học tập cải tạo tay tôi bị cùm bằng tre, chân thì bị cùm gỗ cây thau lau, cổ cũng bị gông nốt. Khi bị kết tội chống đối hay trây lười lao động.
Nói tóm lại, cái còng, cái cùm, cái gông đều là một thứ dụng cụ để khống chế cơ thể con người. Nó muôn hình vạn trạng.
Tôi muốn quên chuyện đó khi được trả tự do.
Quên vĩnh viễn cái còng. Nó lâm sự xui xẻo cần được đốt vía xua đuổi đi như thay pháp trừ tà ma quỉ quái. Tôi trở về tự.do, thảnh thơi sống bằng nghề mua bán ve chai. Tôi rong chơi khắp thành phố, rao hàng và nhiều khi cũng trúng mánh. Thâu mua được nguyên một cục răng vàng, một cái đỉnh bằng bạc, một cái huy chương bắc đẩu bội tinh bằng vàng 18 K của một ông tướng, ông tá nào đó ở cư xá sĩ quan mà nay phải đi học tập mút mùa tận Hà Sơn Bình. Thằng con trai ngu dốt dại khờ của ông ta lục ra bán cho tôi. Thế là tôi trúng mánh.. Rõ ràng tôi là thằng mua gian bán lận. Đạp lên đầu nhau mà sống. Để chắc ăn, tôi móc ra hai chai át xít Một chai nước màu vàng, một chai nước màu trắng. Chấm lên đồ vật mình định mua. Một vệt đen nổi lên. Trúng rồi! Tôi phải ếm giá. Cái đồ khỉ này chỉ đáng giá một ly cà phê đen, thêm cho ba điếu thuốc lá Samit lậu Thái Lan! Tôi nói với chú nhóc:
- Cho chú em năm đồng đi uống cà phê, hít Samit cho đỡ vã, thật ra tôi chẳng muốn mua cái khuy đồng này làm gì.
- Cái huy chương của ba tôi, Bắc đẩu bội tinh.
-Chẳng cần biết, cũng như cái khuy đồng thôi. Chỉ có kẻ ngu dốt như tôi mới mua một cái khuy đồng tới năm đồng bạc. Chú nhóc vã, đành ô kê ngay. Thế rồi tôi thơ thới ra đi. Thật ra chẳng cần mua bán nữa, tôi đã trúng mánh rồi. Tôi chạy về bọn thu mua ngồi ở góc đường Nguyễn Thiện Thuật, hùng dũng gọi rượu thuốc uống để nung chí anh hùng. Thằng phân lòm cân vàng trả tiền cho tôi theo giá vàng thị trường. Mặt tôi cứ vác lên, ra lệnh cho đám ve chai hết thời gọi rượu uống thả cửa. Thằng bạn tôi có bút hiệu là Sao Biển, trước kia làm nghề viết báo, nay cũng ra nghề ve chai mang cái bản mặt sưng tím, lỗ đầu, lỗ mũi ăn trầu, trẹo quai hàm trở về: Xui quá, tao bị chúng nó quây lại "phện" cho một trận thừa chết thiếu sống. Chút xíu nữa thì chúng nó móc mắt tao cho tao chuyển sang nghề bán vé số. Tôi thân róc ly rượu xây chừng mời bạn:
- Cạn ly, lý do?
- Tao thử vàng, một bà lão có chiếc răng vàng lung lay muốn bán cho tao, nhưng còn ở trong miệng bả. Để chắc ăn tao biểu bả há miệng ra, lấy át xít thử. Không may một giọt át xít rớt ra nước răng bả, bả dẳy lên tê tê. Vậy là con cháu bả xúm lại đập tao. Phải thử vì răng vàng bây giờ nhiều loại giả, làm bằng đồng mạ vàng hay i-nốc. "Đại đế ve chai đã cảnh giác anh em như thế.
Chúng tôi hộc lên cười, uống rượu như điện, an ủi bạn gặp cảnh tai nạn nghe nghiệp. Thay vì ca hát, chúng tôi mở cuộc thi rao hàng xem đứa nào hót hay nhất. Nội dung bài thi chỉ như thế này: - Mắt kiềng bể, vỏ đồng hồ, vỏ cà rá, răng vàng, bạc vụn, tiền xưa bạc cũ, ai bán không. Mua hết, bán hết, bà con cô bác ơi...
ấy vậy mà nhiều thằng rao không ra lời. Thằng thì nghẹn lời, thằng tủi thân, mấy con "ghệ" rao như khóc. Thằng bị bệnh sốt rét tắt tiếng ngang. Thằng sứt môi rao có âm điệu ễnh ương kêu. Tôi dĩ nhiên rao được, công phu tập luyện đi lại theo đại đế ve chai hết sáu tháng trời mới vỡ giọng.
Hôm nay tôi giật giải vì tôi là người trúng mánh.
ậ
Không phải ngày nào cũng giống như ngày nào. Ngày vàng son có và ngày thê thảm cũng có. Vận bỉ đến không hẹn, tôi rao rát cổ bỏng họng mà chẳng có ma nào mang đồ ra bán. Tôi đi vào một xồm xưa, theo tôi đánh giá hẳn là có cối giã trầu bằng bạc, hay tiền xưa bạc cũ, chắc cũng bằng quí kim. Xóm Gà này có nhiều bà già trầu, ưa để dành chắt bóp, tiền bằng bạc chôn giấu cả hũ ngoài vườn. Thế là tôi cất tiếng rao giữa buổi trưa nắng cháy. Nâng giá đồ vật mình muốn mua lên cho thêm phần hấp dẫn.
Trong xóm có một quán nhậu đông đảo khách hàng. Tôi nhận ra họ đều là thanh niên, ở trần, mặc quần đùi ngồi chồm hổm ngay giữa quán nhậu đế với một mâm xíu quách, chấm nước mắm chanh ớt. Bữa nhậu đang đến hồi gay cấn, bầy hấy. Chẳng biết họ đã "cưa, hết bao nhiêu lít đế, văng tục và chửi bới nhau đến từ thứ bao nhiêu triệu. Những cục xương văng vung vãi khắp nơi. Ruồi nhặng bay như vãi đậu. Có người nghe tiếng rao, anh ta ngoắc tôi vào:
- Mày mua tiền xưa bạc cũ phải không?
- Dạ, đúng vậy.
- Mua với giá cao, một đồng ăn chín mười đồng?
- Đúng vậy.
- Kim loại màu vàng?
- Chính thế!
Người đàn ông hỏi tôi mặt đỏ như mặt gà chọi, kêu thằng nhỏ ngồi cùng bàn: - Bẩy, mày về nhà tao mở cái ngăn tủ, lấy sang đây cho tao đồng kim loại màu vàng. Chủ quán đâu, đưa thêm một can rượu nữa, hết xíu quách thì nướng khô... Thằng Bẩy phóng rẹc một cái. Nó sang đến bên kia đường. Chạy vào nhà, lục lọi. Tiếng đàn bà la chói lói. Thằng nhỏ chạy sang quán đưa đồng tiền cho tôi:
- Chung tiền đi, quí lắm đó?
- Cha mẹ ơi, một đồng tiền điếu, dùng để cạo gió. Đồng tiền dùng lâu ngày mòn vẹt, màu vàng, bóng loáng. Không phải đồng tiền bà đầm xoè. Tôi chưa kịp nói gì mụ đàn bà đã nhào sang xoe xoè chửi:
- Nhậu nhẹt từ đêm qua tới giờ chưa đã sao, bây giờ lại về nhà khiêng của đi bán nữa.
Gã lớn tuổi bình tĩnh:
- Đừng ồn lên vậy, bà yên tâm bán được cho chú ve chai này, tôi chia cho bà năm chục.
Tôi lắc đầu đưa lại đồng điếu:
- Tôi không mua đâu.
Một gã khác trong đám nhậu:
- Tại sao không mua, rõ ràng mày nói mua mà.
Mụ đàn bà nhảy choi choi:
- Không bán, tao không bán cho đồ lưu manh chợ trời. Bọn này ghê lắm, chuyên đi lừa gạt người lương thiện.
Tình thế trở nên gay cấn. Đám đàn ông say rượu hung tợn. Chúng dám làm thịt tôi cướp hết tiền bạc vốn liếng lắm! Miệng mụ đàn bà điêu toa độc ác, kinh khủng không kém:
- Đồ buôn gian bán lận, trời ơi, đồng tiền cạo gió của tôi bằng vàng y mà rẻ mạt thế à. Lột da nó ra!
Không còn cách nào khác, chạy là thượng sách. Tôi nhẩy nai. Tôi phải nhanh hơn bọn say rượu kia, khoẻ hơn mụ nái xề chân yếu tay mềm. Tôi phóng đi, vẫn nghe tiếng chân đuổi theo đồng thời nghe tiếng ngã ạch đui. Chín mươi chín phần trăm tôi thoát hiểm. Nhưng này, sao lại có bàn tay ai túm cổ tôi. Sợ chết, tôi liền giở mặt hèn ra:
- Lạy ngài, tha cho con, con còn phải nuôi mẹ già, vợ dại, con thơ.
Tiếng cười hề hề:
- Bình tĩnh đi...
Gã đàn ông mặt rỗ chằng rỗ chịt, có hàm răng cải mả ố vàng, nam đen, trông cái mặt như trái xúp lơ.
Tôi vẫn chưa hoàn hồn: - Thật tình tôi không thể mua được món hàng ấy của các ông. Tôi không gian dối gì hết...
Gã đàn ông buông cổ tôi, vẫn cười nhe hàm răng cải mả:
- Đúng rồi, tôi hiểu, cái đồng điếu hạng bét đó mà mua gì được. Vào nhà tôi đi, anh có hàng mua được. Tôi biết anh là "chuyên gia mua đồ cổ".
Tôi hoàn hồn thật sự, đứng trước mặt anh ta.
Hình dạng anh ta coi xấu xí vậy nhưng cũng không có gì nguy hiểm. Tôi chỉ nhận thấy anh ta có biệt tài bắt người. Chỉ một cái nắm cổ, hết cựa quậy. Hẳn là một cao thủ, giấu tung tích.
Tôi theo anh ta vào căn nhà rách nát. Mái lá, tường bằng tôn thùng khuy. Sàn xi măng loang lổ trơ cả đất Hai đứa trẻ ở truồng, mặt mày lem luốc nằm ngủ. Đứa nhỏ đút ngón cái vào miệng mút, dãi dớt nhậu nhão Căn nhà nhỏ thấp lè tè, nóng hầm hập. Gã đàn ông mặt mũi quái gở mời tôi ngồi xuống sàn:
- Ngồi chơi chờ tôi chút. Tôi mang ra món đồ "gia bảo" này chắc chắn anh mua được. Hắn khom người xuống mở cái cửa tủ nhỏ xíu lục lọi. Tiện tay tôi lột cái mũ ra quạt cho hai đứa bé. Tự nhiên tôi thấy thương chúng, như thương hai đứa con tội nghiệp của tôi. Mái tóc tơ của trẻ thơ phơ phất. Gã đàn ông lục một hồi, lấy ra một vật gói giấy cẩn thận đưa cho tôi:
- Đồ gia bảo đó, sự nghiệp đời tôi, bây giờ phải bán cho anh, tôi tiếc đứt ruột.
Vật tôi cầm trên tay nặng như sắt thép, có thể một vật gì đó không bằng vàng cũng bằng bạc, đồng đen? Tôi vẫn chưa mở giấy:
- Cái gì đây?
- Anh có quyền mở ra xem hàng, mình thuận mua vừa bán, tôi chỉ cần tiền mua đủ năm ký gạo cho các chịu Tội